Quan sát Cận Tinh

Robert Thorburn Ayton Innes, giám đốc Đài quan sát UnionJohannesburg, Nam Phi, vào năm 1915 đã khám phá ra Cận Tinh có cùng chuyển động riêng (proper motion) như Alpha Centauri.[26] Ông cũng đề xuất tên gọi cho nó là Proxima Centauri.[27] Năm 1917, tại Đài quan sát Hoàng giaMũi Hảo Vọng, nhà thiên văn người Hà Lan Joan Voûte đã đo thị sai lượng giác của ngôi sao và kết luận rằng Cận Tinh có cùng khoảng cách từ Mặt Trời đến Alpha Centauri. Và nó được biết đến là ngôi sao có độ sáng thấp nhất vào thời đó.[28] Năm 1951, nhà thiên văn người Mỹ Harlow Shapley công bố Cận Tinh là một ngôi sao lóe sáng. Nhờ kiểm tra các bức ảnh trong quá khứ ông chỉ ra là ngôi sao tăng độ sáng có thể đo được vào khoảng 8% trong các bức ảnh, khiến nó trở thành ngôi sao lóe sáng hoạt động nhất từng được biết.[29]

Khoảng cách đến ngôi sao rất gần cho phép các quan sát chi tiết về hoạt động lóe sáng của nó. Năm 1980, vệ tinh Einstein thu được đường cong năng lượng tia X của sự lóe sáng trên Cận Tinh. Các quan sát kĩ hơn về hoạt động lóe sáng đã được thực hiện ở các vệ tinh EXOSATROSAT, và các bức xạ tia X với năng lượng nhỏ hơn, giống như của Mặt Trời đã được quan sát bởi vệ tinh của Nhật Bản ASCA năm 1995.[30] Cận Tinh đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các vệ tinh quan sát tia X, bao gồm XMM-NewtonChandra.[31]

Do Cận Tinh có xích vĩ bán cầu nam, nó chỉ được quan sát từ vĩ độ bán cầu nam là 27° Nam.[nb 2] Các sao lùn đỏ như Cận Tinh là quá mờ để quan sát được bằng mắt thường; ngay cả từ Centauri A hoặc B, Cận Tinh là ngôi sao có độ lớn thứ 5.[32][33] Nó có cấp sao biểu kiến là 11, do vậy một kính viễn vọng với độ mở ít nhất là 8 cm (hay 3,1 in) mới quan sát được ngôi sao trong bầu trời quang đãng, tối và với Cận Tinh ở phía trên đường chân trời.[34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cận Tinh http://www.uranometrianova.pro.br/astronomia/AA002... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/480776 http://books.google.com/books?id=v2tEAAAAIAAJ http://homepage.mac.com/andjames/PageAlphaCen006.h... http://www.nature.com/nature/journal/v536/n7617/fu... http://www.nytimes.com/2016/08/25/science/earth-pl... http://www.sciam.com/article.cfm?id=red-star-risin... http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=w... http://www.solstation.com/stars/alp-cent3.htm http://www.space.com/33834-discovery-of-planet-pro...